Những lúc bị nấc khiến cho ta rất là khó chịu và mệt mỏi, phiền toái mà còn làm bạn phát ngượng khi ta đang ở một sự kiện lịch sự hay chốn đông người.
Dưới đây là một số cách chữa nấc hiệu quả các bạn có thể tham khảo.
Cách 1: Áp hai viên đá lạnh vào hai bên hầu. Chỉ cần hơn một phút, bạn sẽ thấy ngay hiệu quả, sự co giật biến mất.
Cách 2: Uống nước từng ngụm nhỏ liên tục, cơn nấc sẽ giảm dần rồi hết.
Chú ý:
- Nếu muốn chữa nấc cho người khác, bạn có thể làm một động tác gây giật mình (chẳng hạn như hù đột ngột hoặc bất ngờ xuất hiện đập mạnh vào vai, hay đập vỡ một túi giấy được thổi căng bên tai… Việc bất ngờ tạo ra một cuộc tranh luận hay cãi cọ nho nhỏ cũng khiến nạn nhân vì tập trung “chiến đấu” mà hết cả nấc.
- Há miệng hít thở sâu, lấy đầy hơi vào lồng ngực nhưng giữ khí lại mà không thở ra trong vòng 10 – 15 giây. Làm lại mấy lần như vậy, bạn sẽ hết nấc.
- Ép nhẹ hai ngón tay vào chỗ động mạch hai bên cổ, tăng dần sức ép cho đến khi có cảm giác tức (trẻ nhỏ sẽ gạt tay ra) thì giảm bớt lực ép. Làm khoảng 5 - 6 lần là khỏi.
- Lấy bột tiêu để trước mũi, hít ngửi, bạn sẽ hắt hơi mạnh và hết nấc.
- Đưa lưỡi ra ngoài hết cỡ và giữ như vậy trong 5 giây. Lặp lại 5 – 6 lần. Cơn nấc sẽ chấm dứt.
- Bịt chặt lỗ tai (tiện nhất là dùng hai ngón tay trỏ) trong khoảng 3 phút, sau đó uống vài ngụm nước lạnh, bạn sẽ hết nấc.
- Với trẻ em, bạn nên áp dụng những cách “nhẹ nhàng” như cho uống nước từng ngụm, cù nhẹ hay kể chuyện hài hước cho bé cười nắc nẻ, cho trẻ ngậm một thìa đường và nuốt dần…
Để ngăn ngừa cơn nấc, bạn không nên ăn quá nhanh hay quá no. Nếu hay bị nấc, đừng ăn quá nhiều đồ gia vị cay nóng, các đồ uống có cồn và chất kích thích.
Nếu cơn nấc xuất hiện thường xuyên hoặc kéo dài, bạn nên đi khám, vì đôi khi nấc là nấu hiệu của bệnh lý nào đó dẫn đến kích thích cơ hoành, chẳng hạn như bệnh màng phổi, viêm phổi, viêm gan, rối loạn dạ dày - thực quản…