Cách dạy con 2 tuổi học

Thật khó để bạn có thể “bắt” một đứa trẻ mới chập chững biết đi vâng lời bạn vì ở độ tuổi này, các bé chưa phân biệt được điều đúng sai, chưa thể hiểu rõ những cái được và không được…

Thật khó để bạn có thể “bắt” một đứa trẻ mới chập chững biết đi vâng lời bạn vì ở độ tuổi này, các bé chưa phân biệt được điều đúng sai, chưa thể hiểu rõ những cái được và không được…

Nhưng bạn có biết rằng nếu biết cách thể hiện thì thái độ, giọng điệu của lời nói, ánh mắt… của bạn hoàn toàn có thể mang đến cho bé thông điệp rõ ràng về những giới hạn, từ đó giúp bé ngoan hơn?

Đâu phải con không biết nghe lời răn dạy chứ! Ảnh: Getty imges

Thông thường, khi bé hư, bé nghịch đồ trong nhà làm đổ, vỡ… bạn sẽ lớn tiếng la mắng bé, giận dữ phạt bé bằng đòn roi… Nhưng rồi bạn sẽ chỉ nhận lại được tiếng gào khóc đầy “oan ức”, sự bướng bỉnh hơn ở lần nghịch phá sau hoặc hành động “hỗn láo” là bé giận dữ đánh trả lại người đã đánh mắng bé. Rất nhiều gia đình đã phì cười khi thấy bé có hành vi đáp trả lại như thế, cho rằng đó là bình thường, “còn nhỏ chưa biết” hoặc “khi nào lớn hẵng hay”… Tuy nhiên, nếu chúng ta cứ nhượng bộ, dung túng cho những hành động như thế hoài thì lâu dần bé sẽ “chẳng coi ai ra gì”, ngày càng có xu hướng bướng, hư đốn hơn.

Vì sao bé có thái độ đáp trả đó? Là bởi bé không hiểu được vì sao bỗng dưng bị mẹ la rầy, vì sao mình không thể chơi với đồ vật đó, vì sao mẹ giận dữ thế… Cho nên, ở lứa tuổi này, để trẻ có thể lắng nghe thì cần thiết phải có những “kỹ thuật”.

1. Đừng la mắng mà hãy nghiêm giọng

Đừng để con thấy bạn thật sự giận dữ vì hoặc bé sẽ sợ hoặc bé sẽ bướng hơn. Thay vào đó hãy nghiêm giọng, nói với con về lỗi bé vừa mắc phải, hậu quả của vấn đề mà bé mới gây ra… Cùng với đó mẹ cũng đừng quên chỉ cho bé thấy “hậu quả” mà bé mới gây ra. Dĩ nhiên, bé sẽ không hiểu vấn đề như bạn mong đợi đâu, nhưng cách bạn nói, ngữ điệu, thái độ nghiêm nghị của bạn sẽ làm bé phần nào nhận ra vấn đề. Bé sẽ ít nhiều cảm thấy áy náy, hối lỗi đấy.

“Lứa tuổi này rất muốn người khác chú ý tới mình, rất muốn tạo sự chú ý nên khi bé phá phách mà các bà mẹ nổi giận đùng đùng, làm ầm ĩ lên thì chỉ khiến bé lần sau cố làm cho hư đốn hơn mà thôi, và lâu dần bé sẽ cứng đầu hơn”, chị Yên Linh, một người mẹ Việt sống ở Mỹ đã chia sẻ.

2. Nhìn thẳng vào mắt bé

Ảnh: Getty imges

Khi bạn nói với một đứa trẻ về lỗi lầm mà bé đã gây ra, hãy nhìn thẳng vào mắt bé và bắt đầu câu chuyện. Ánh mắt của bạn sẽ giúp bé tập trung, thấy vấn đề là nghiêm trọng và cần phải lắng nghe. Bạn vẫn phải nhớ rằng, ánh mắt bạn không giận dữ mà cần thể hiện sự nghiêm khắc đúng mực, vì bé đang “đọc” vấn đề từ ánh mắt của bạn đấy!

“Bình thường khi tôi la mắng, dù giọng rất to nhưng con vẫn cứ chạy đi chạy lại tiếp tục phá phách. Vừa rồi tôi thử chỉ nói từ tốn và nhìn con nghiêm nghị, bé bỗng dưng nằm im thin thít, thỉnh thoảng mếu nhưng cũng không dám khóc, ánh mắt thì đầy hối lỗi. Trái tim tôi muốn tan ra với thái độ đó của con nhưng tôi cố gắng kiềm chế,” chị Xuân, nhà ở Bình Thạnh, kể lại.

3. Những thông điệp có “trọng lượng”

Thông điệp này cần đòi hỏi sự mạnh mẽ trong lời nói, ngữ điệu và có hành động kèm theo. Ví dụ khi bạn nói: “Đã đến lúc đi ngủ rồi” thì hãy kèm theo hành động bế bé hoặc dắt bé đi vào phòng ngủ, đồng thời tắt đèn.

4. Đừng vội vã dỗ dành

Ánh mắt này rất dễ làm mẹ dễ xiêu lòng. Ảnh: Getty imges

Nhiều người mẹ đã không kiềm được lòng khi thấy đôi mắt đầy nước của con, thái độ hối lỗi rất đáng yêu của con… nên vừa mới nghiêm khắc xong đã vội vàng ôm con vào lòng. Hành động đó của bạn đã vô tình xóa bỏ hết “công cuộc” dạy dỗ vừa rồi. Sau khi răn dạy xong, bạn hãy để bé “tự ngẫm” trong 5 phút, sau đó mới lại nựng nịu bé nhé!

5. Đưa ra sự hướng dẫn thực tế

Nếu bạn đưa ra một chỉ dẫn mù mờ như: “cất đồ chơi đi”, bé sẽ chẳng hiểu cất cái gì và cất vào đâu vì như đã nói, ở lứa tuổi này ngôn ngữ của bé chưa hoàn chỉnh, bé đang học hỏi rất nhiều, kể cả lời nói. Vì vậy, thay vì chỉ nói, bạn hãy đưa ra chỉ dẫn cụ thể: “Con hãy cất con gấu bông màu xám vào trong ngăn tủ đi,” kèm theo đó là bạn làm cho bé thấy để ghi nhớ và tự làm lần sau.

6. Không lặp lại nhắc nhở nhiều lần

Nếu như bạn đã yêu cầu con làm việc gì đó, nhưng bé vẫn chưa thực hiện thì bạn chỉ nhắc nhở lại 1 lần. Nếu bạn nói đi nói lại, bé dễ lầm tưởng bạn đang cáu giận và sẽ có tâm lý tránh xa bạn đấy.

 

(nguồn: webtretho)

 

Mẫu in nổi bật

CÔNG TY TNHH IN ĐỨC MẠNH
Địa chỉ: 311 Đường Giáp Bát, Q. Hoàng Mai, Hà Nội
Tel: 0243.6629210 | 024 6260 0406 
Mobile: 0976.814.903 | 0932.262.264
Email: ducmanhprint@gmail.com
Liên kết