Lịch sử phát triển ngành in ấn

Lịch sử phát triển ngành in ấn

Ngành in ấn có từ khi nào? Loài người hình thành nghề in ấn như thế nào? In ấn là quá trình tạo ra chữ và tranh ảnh trên các chất liệu nền như giấy, bìa các tông, ni lông bằng một chất liệu khác gọi là mực in. In ấn thường được thực hiện với số lượng lớn ở quy mô công nghiệp và là một phần quan trọng trong xuất bản.

Sách cổ nhất được in còn tới ngày nay sử dụng kĩ thuật in khối tinh vi có từ năm 868 SCN (kinh Kim Cương). Đến thế kỉ thứ 12 và 13, các thư viện ở Ả Rập và Trung Quốc đã có tới hàng chục nghìn bản sách.

Các cột mốc đáng nhớ của nghề in thế giới

- 1440: loại máy in kim ra đời.

- 1462: nghề ấn loát du nhập vào châu Âu.

- 1476: máy in lần đầu tiên hiện diện ở Westminster, Anh.

- 1518: Loại chữ La mã bắt đầu thay thế kiểu chữ Gôtic.

Sự phát triển của in ấn là một bước đột phá trong phổ biến tri thức: nhà in đã được dựng lên ở Venice năm 1469 và tới năm 1500 thành phố này đã có tới 417 thợ in. Năm 1470, Johann Heynlin lập nhà in ở Paris.

Năm 1476, nhà in được lập ở Anh quốc bởi William Caxton; năm 1539, một người Ý tên là Juan Pablos đã lắp đặt một nhà in được nhập về ở thành phố Mexico, Mexico. Stephen Day xây dựng nhà in đầu tiên của Bắc Mĩ ở vịnh Massachusetts năm 1628 và là người góp phần lập nên nhà xuất bản Cambridge.

Và ngày nay sách báo thường được in bằng kĩ thuật in ốp sét - offset. Các kĩ thuật in phổ biến khác gồm in nổi (dùng chủ yếu trong các cuốn ca-ta-lốc), in lụa, in quay, in phun và in la de. Nhà in thương mại và công nghiệp lớn nhất trên thế giới là Montreál, ở Quebec, Quebecor World.

In kĩ thuật số phần lớn sử dụng hiện tượng tĩnh điện để chuyển đặt mực in lên trên chất nền. Công nghệ này phát triển nhanh chóng trong những năm gần đây với các sản phẩm đa dạng từ các máy sao chép (copier) màu hay đen trắng cho tới các máy in màu tiện đại như Xerox iGen3, Kodak Nexpress, hay loạt máy HP Indigo. iGen3 và Nexpress sử dụng trống mực còn Indigo dùng mực lỏng.

Johannes Gutenberg - ông Tổ nghề in thế giới

Vào thế kỷ 8 - 9, nghề ấn loát với sự trợ giúp của những bản khắc chữ bằng gỗ đã phổ biến ở Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Đến thế kỷ 14, nghề in mới bắt đầu xuất hiện ở châu Âu.

Đến năm 1436, với sự ra đời của kỹ thuật in bằng chữ kim loại có thể dịch chuyển được đã giúp cho việc in ấn trở nên đơn giản hơn. Cha đẻ của phát minh này là Johannes Gutenbergh (ảnh bên) - người được mệnh danh là “ông tổ của nghề in”.

Ông đã tìm ra được kỹ xảo in mới. Lúc đầu ông tạo chữ in bằng loại gỗ cứng. Mỗi chữ in là một bản khắc nhỏ với duy nhất một chữ trên đá. Tuy nhiên loại chữ in bằng gỗ không tạo ra nét chữ sắc nét và riêng biệt nên ông chuyển đổi qua kiểu chữ in bằng kim loại có thể di chuyển được. Bằng phương pháp này, Gutenberg là người đi tiên phong trong việc in sách Kinh Thánh bằng tiếng La tinh. Bộ Thánh Kinh gồm hai tập, mỗi tập dày 300 trang với 42 dòng mỗi trang. Đây được xem là bộ sách đầu tiên được in bằng kiểu chữ kim loại có thể dịch chuyển được với những nét chữ rất đẹp và sắc nét.

Và cho đến bây giờ, hầu hết những loại máy in hiện đại được sử dụng ngày nay đều bắt nguồn từ phát minh của Gutenberg. Nhờ công sáng chế ra loại máy in bằng chữ in kim loại có thể dịch chuyển nên ông đã được mọi người gọi là “ông tổ của nghề in”. Để tưởng nhớ ông, người ta đã cho đặt tượng của ông tại hai thành phố lớn của Đức là Dresden và Mainz.

Ông tổ nghề in của Việt Nam

Thám hoa Lương Như Hộc (Lương Nhữ Học) (1420 - 1501), tự Tường Phủ, hiệu Hồng Châu, là danh sĩ, quan nhà Hậu Lê. Ông là người hai lần làm sứ giả sang Trung Quốc và đã có công truyền lại nghề khắc bản gỗ in cho dân làng Liễu Tràng, Hồng Lục (nay là Gia Lộc, tỉnh Hải Dương) và được tôn xưng là “ông tổ nghề khắc ván in”.

Nhờ hai lần đi sứ sang Trung Quốc, ông đã học được nghề in mộc bản ở đây. Khi về nước, ông đã truyền bá nghề này cho nhân dân hai làng Liễu Tràng, Hồng Lục ở quê ông, khiến nghề in nơi đây trở nên phát triển. Chính vì lẽ đó, ông đã được coi là ông tổ sáng lập ra nghề in ở Việt Nam.

Mặc dù nghề in đã có trước đó, nhưng nó chỉ lưu hành trong phạm vi Phật giáo và quản lý nhà nước.

Nhờ có sự truyền dạy của ông, làng Liễu Tràng - Hồng Lục đã trở thành trung tâm khắc ván in chữ và sau là tranh khắc của cả nước. Nhiều bộ sách đã được in khắc ở đây, trong đó phải kể đến bộ “Đại Việt sử ký toàn thư” đồ sộ đã được những người thợ làng Hồng Lục, Liễu Tràng khắc đầy đủ lần đầu tiên vào năm Chính Hòa thứ 18 (1697).

Để ghi nhận công lao, dân làng Liễu Tràng đã lập đền thờ, tôn ông làm Thành hoàng và coi là tổ nghề của họ. Hiện nay vẫn còn ngôi đình thờ Thám hoa ở làng Liễu Tràng, đã được xếp hạng năm 1992, thường tổ chức lễ hội vào ngày 13-15 tháng 9 (âm lịch) hàng năm.

Tham khảo

Mẫu in nổi bật

CÔNG TY TNHH IN ĐỨC MẠNH
Địa chỉ: 311 Đường Giáp Bát, Q. Hoàng Mai, Hà Nội
Tel: 0243.6629210 | 024 6260 0406 
Mobile: 0976.814.903 | 0932.262.264
Email: ducmanhprint@gmail.com
Liên kết