Giáo trình công nghệ in ấn

Giáo trình công nghệ in ấn

Chương 1 :

MỞ ĐẦU

MỤC ĐÍCH MÔN HỌC : Khái quát đặc điểm của các phương pháp in, trang thiết bị tương ứng với từng phương pháp in và công nghệ của nó
1. GIỚI THIỆU :
1.1 Tổng quan về Công nghệ In
Ngành In đã có một lịch sử hình thành và phát triển lâu đời, sự phát triển mạnh mẽ trong thế kỷ 20 đã làm thay đổi bộ mặt của Công nghệ In thế giới. Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển vượt bậc của các ngành vật lý, hoá học và Công nghệ thông tin đã góp phần thúc đẩy sự tiến bộ của ngành in cũng như làm thay đổi hoàn toàn bộ mặt của ngành Công nghiệp này. Hiện nay xu thế này vẫn tiếp tục diễn ra
Cùng với đòi hỏi ngày càng cao của sự phát triển về kinh tế và xã hội, các loại ấn phẩm và bao bì cũng đòi hỏi phải đáp ứng được nhiều hơn về số lượng và đẹp hơn về mỹ thuật. Chính vì thế đã đưa đến nhiều sự cải tiến mang tính cách mạng trong ngành In về trang thiết bị và Công nghệ như hệ thống in Kỹ thuật số, các phương pháp in NIP, sự kết hợp nhiều phương pháp in trên cùng một hệ thống…. Dù có nhiều thay đổi về thiết bị nhưng các phương pháp in về cơ bản vẫn không có sụ thay đổi lớn, các phương pháp in sử dụng phổ biến trong lĩnh vực bao bì và ấn phẩm hiện nay là :
• Các phương pháp in truyền thống : In Offset, In Ong Đồng, In Flexo và in Lưới
• Các phương pháp in NIP : In Laser, in phun
• Các phương pháp in đặc biệt : In tiền, in trên các vật liệu không truyền thống
Đây là các PP in chủ yếu của Công nghệ in hiện nay, nó bao gồm cả các PP in truyền thống và các PP in mới. Với mỗi PP in có lịch sử hình thành và phát triển khác nhau. Sản phẩm của chúng cũng có tính riêng biệt, do đó về bản chất chúng cũng khác nhau. Các PP in truyền thống đã được sử dụng trong sản xuất In từ rất lâu và hiện nay vẫn là các PP in chiếm ưu thế. Hầu hết các sản phẩm đều được sản xuất từ các PP In này. PP NIP đang được ứng dụng rộng rãi, nhưng chủ yếu là trong các thiết bị văn phòng và in cá nhân, gần đây các PP này được sử dụng nhiều trong in các Poster quảng cáo và nhãn hàng.
Trong các phương pháp in kể trên thì in Offset chiếm tỷ trọng cao nhất, trong hai dạng in Offset là tờ rời và in cuộn thì in Offset tờ rời chiếm tỷ trọng rất cao. Nếu xét trên số lượng máy in sử dụng và tỷ trọng sản phẩm thì in Offset tờ rời chiếm ưu thế với 80% cơ cấu máy móc và sản phẩm

Số lượng máy in Offset tờ rời và sản lượng vượt trội là nhờ tính đa dạng của nó về sản phẩm từ các ấn phẩm đến bao bì và khả năng linh hoạt của nó cho phép in được trên nhiều loại giấy có độ dày và kích thước khác nhau. In Offset tờ rời cho phép in được trên các loại vật liệu in là kim loại, nhựa và các loại màng. Đáp ứng được các đơn hàng có số lượng nhỏ, chất lượng in cao phù hợp được với hầu hết các yêu cầu của sản phẩm. So với các máy in sử dụng cho các PP in Flexo, Ống đồng mức đầu tư cho máy tờ rời tương đối thấp hơn. Các giải pháp nhằm tăng năng suất và kiểm soát chất lượng in tờ rời cũng được đầu tư rất cao. Các loại máy in Ống đồng, Flexo, in Offset cuộn thường sử dụng để in các mặt hàng chuyên dụng và có sản lượng lớn
1.2 Giới thiệu môn học
Môn học này cung cấp những kiến thức tổng quát về các thiết bị và công nghệ của các phương pháp in. Những đặc tính tiêu biểu của từng phương pháp in làm nền tảng cho các môn học chuyên ngành, nó cũng cung cấp những thông tin và các đặc trưng tiêu biểu của thiết bị của mỗi phương pháp in tương ứng.
Môn học này đòi hỏi phải có kiến thức của in Đại cương
1.3 Các sản phẩm của Công nghệ In
Hầu hết các sản phẩm cần trang trí đều là sản phẩm của quá trình in hoặc dưới hình thức này hoặc dưới hình thức khác. Trong ngành in thường chia ra các dạng sản phẩm theo dạng in bao bì, in ấn phẩm và in thương mại.



Sản phẩm in thương mại là những dạng Brochure, Poster, thiệp, các sản phẩm dùng cho quảng cáo…. Những sản phẩm này đòi hỏi chất lượng in cao kèm vào đó là những dạng hiệu ứng như phủ bóng, mờ hay có các hình ảnh đòi hỏi phải gấp, cấn bế phức tạp. Các bạn có thể tham khảo sản phẩm tại đây để nắm rõ hơn cho từng sản phẩm.

1.4 Xu hướng phát triển
" Cơ cấu sản phẩm: Dự đoán trong những năm tới sản lượng các sản phẩm cao cấp (như cataloge, bao bì mỹ phẩm…) sẽ tăng và chiếm 45% sản lượng in toàn cầu. Tương tự như vậy các sản phẩm rẻ tiền (như báo chí …) cũng gia tăng và chiếm sản lượng tương ứng


Các sản phẩm trung bình sẽ thu hẹp sản lượng và chỉ còn chiếm 10% sản lượng in toàn cầu. Lý do chính của sự thay đổi cơ cấu này là do khuynh hướng nâng cao giá trị sản phẩm qua các hình thức bao bì và quảng cáo. Sản phẩm giá rẻ có khuynh hướng được phát miễn phí. Mặt khác cùng với sự phát triển kinh tế và thu nhập cao hơn ở các nước đang phát triển làm gia tăng các sản phẩm tiêu dùng cao cấp.
" Sản phẩm in : Theo các phân tích và thống kê của Printpromotion thì từ nay đến năm 2010 sản phẩm có mức tăng trưởng cao nhất là bao bì và có tính ổn định cao Các sản phẩm khác có tỷ trọng tăng trưởng thấp hơn, đó là do nhu cầu về sản phẩm và khuynh hướng tiêu dùng. Chi phí của bao bì chiếm khá cao trong tỷ trọng sản xuất, bao bì không chỉ là nơi chứa sản phẩm mà còn là cách cung cấp thông tin và là một hình thức quảng cáo, vì thế hình thức của bao bì luôn phải đổi mới, in ấn đẹp để có thể gây ấn tượng với người tiêu dùng.


Biểu đồ cho thấy các sản phẩm thông thường như bao bì mềm, bao bì carton, các sản phẩm in thương mại và ấn phẩm tăng trưởng với mức độ thấp. Riêng bao bì màng một lớp có mức tăng trưởng rất cao về sản lượng. Do đó việc thay đổi cơ cấu về sản xuất và cung cấp thiết bị cho thị trường này được chú trọng rất nhiều. Từ những yêu cầu đó thúc đẩy xu hướng cải tiến công nghệ và thiết bị máy móc phục vụ cho ngành In.
" Nâng cao năng lực sản xuất của thiết bị : Tiêu biểu cho xu hướng này là biến một máy in Offset thành một tổ hợp bao gồm các đơn vị tráng phủ trước in, tráng phủ sau in, bế cấn, đục lỗ… nhằm rút bớt thời gian sản xuất và giảm hư hỏng.

Hình 1.6 : Máy in Offset được phát triển thêm các thiết bị gia công


Máy in Offset không chỉ đơn thuần để in mà còn cho phép thực hiện các yêu cầu tráng phủ để gia tăng giá trị của sản phẩm mà không cần phải qua thêm các công đoạn gia công bề mặt như cách làm truyền thống. Điều này làm tăng tính đa dạng của sản phẩm in Offset. Không những thế nó còn đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao của sản phẩm.

Hình 1.7 : Các sản phẩm in đòi hỏi gia công tráng phủ

Nâng cao năng lực sản xuất và kiểm soát chất lượng trên toàn bộ dây chuyền sản xuất : Hệ thống này sử dụng máy tính cho phép kết nối các công đoạn trước in - in và sau in được kiểm soát bằng hệ thống máy tính trung tâm
http://i1267.photobucket.com/albums/jj546/intonghop/h8.jpg

Thông số của sản phẩm về màu sắc, khổ, cách gia công… được thiết lập trong quá trình trước in được đưa xuống máy in để điều chỉnh màu sắc cũng như được đưa đến máy gia công thành phẩm để thực hiện. Trong quá trình in máy quét kiểm soát màu của tờ in sau đó so sánh với thông số của từ hệ thống trước in sẽ luôn luôn điều chỉnh màu trên toàn bộ vùng in, đảm bảo cho các tờ in có màu chính xác và đều màu trên tất cả sản phẩm.
Hệ thống này cho phép kết nối các công đoạn từ trước in đến sau in, điều khiển và đưa thông số đến từng công đoạn trên các thiết bị cụ thể. Chúng ta có thể cài đặt trước tất cả các thông số trên máy xuất phim, ghi bản, máy in, máy gấp đóng cuốn, bế…. Cho một sản phẩm nhất định. Tại mỗi công đoạn thực hiện các máy đơn vị sẽ chuyển thông tin ngược lại máy chủ, so sánh giữa thông số cụ thể và thông số cài đặt ban đầu. Giảm bớt thời gian và phế phẩm

1. CÁC THUẬT NGỮ CƠ BẢN

1.1 In : In là một quá trình sao chép (hay lập lại) trong đó mực in tác động vào Vật liệu in theo một quy trình nhất định để chuyển tải thông tin (hình ảnh, chữ viết, hình vẽ thông qua một vật thể mang hình ảnh làm trung gian (ví dụ như bản in)
1.2 Vật thể mang hình ảnh trung gian : Là nơi lưu trữ tất cả các yếu tố thông tin cần thiết (hình ảnh, chữ viết, hình vẽ) tiếp xúc với mực in, nhận mực tạo ra sự lập lại liên tục các hình ảnh hay chữ viết trên Vật liệu in nhờ quá trình in (trong thực tế còn nó được gọi là bản in hay khuôn in )
1.3 Bản in : Là công cụ truyền mực xuống vật liệu in hay vật trung gian để lập lại hình ảnh, chữ viết, hình vẽ. Một bản in có thể dùng để tạo ra nhiều tài liệu khác nhau
1.4 Hình ảnh in : Là thông tin được cung cấp bởi toàn bộ các phần tử in có trên bản in ( hình ảnh, chữ viết, hình vẽ) và được thể hiện trên vật liệu in, là sản phẩm của quá trình in.
1.5 Phần tử in : Là vùng nhận mực trên bản in và truyền mực đến vật liệu in hay vật trung gian ( ví dụ : bề mặt chữ, đường kẻ, hạt trame, các lỗ ) trong suốt quá trình in.
1.6 Mực in : là chất liệu mang màu sắc, thể hiện màu trên vật liệu in thông qua quá trình in
1.7 Vật liệu in : Là vật nhận các hình ảnh in ( như giấy, màng plastic, màng kim loại....)
1.8 Máy in : Là thiết bị thực hiện quá trình in theo một quy trình cho trước.
1.9 Quy trình in : là quá trình tái lập lại thông tin theo một thủ tục hay trình tự nhất định.
1.10 Tính phân cực : Tất cả các PP in đều phải bảo đảm sự cách biệt giữa phần tử in và phần tử không in trên bản in, đây là yêu tố quan trọng để đảm bảo chất lương hình ảnh cần in
1.11 Chu kỳ in : Qua một vòng quay của ống bản, truyền mực qua vật liệu in

2. PHÂN LOẠI
Dựa vào nguyên tắc sử dụng bản in người ta phân ra có hai kỹ thuật in sau :
3.1 Kỹ thuật in dùng bản in : Các thông tin đầu vào từ nguyên bản (như slide, film, hình ảnh, dữ liệu dạng số, bản in, các tờ in rồi... ) được chuyển đổi tương ứng qua các vật thể trung gian rồi sau đó được tái lập lại qua qua trình in với các máy in phù hợp. Kỹ thuật in này đòi hỏi phải dùng bản in như các phương pháp in : in phẳng ( Offset ), in cao ( Typo, Flexo ), in lõm và in lưới. Kỹ thuật này cho phép in với 1 số lượng lớn các tờ in giống nhau, muốn thay đổi nội dung cần phải tạo lại bản in khác. Các phương pháp này còn gọi là các phương pháp in truyền thống.
3.2 Kỹ thuật in không dùng bản in (hay còn gọi là NIP : Non – impact printing) : Từ các thông tin ban đầu được xử lý trên máy tính và in trực tiếp sang vật liệu in mà không qua vật thể trung gian. Kỹ thuật này cho phép in với nội dung của các tài liệu in thay đổi theo từng tờ in, có thể in với số lượng lớn các tờ in có nội dung khác nhau. Hai phương pháp in thông dụng của kỹ thuật này là phương pháp in tĩnh điện ( còn gọi là in laser ) và phương pháp in phun.
4. CẤU TRÚC CHUNG CỦA MỘT MÁY IN
Một máy in bất kỳ sử dụng cho phương pháp in nào thì đều là những tích hợp của các hệ thống sau : Hệ thống cung cấp vật liệu, hệ thống in, hệ thống sấy, hệ thống dẫn và nhận vật liệu. Các hệ thống này có các đòi hỏi và yêu cầu như nhau nhưng sẽ có thiết kế hoàn toàn khác nhau để phù hợp cho các máy in dạng cuộn hay tờ rời, phù hợp với phương pháp loại máy in sử dụng như in Offset, in Flexo hay in Ong đồng….
4.1 Hệ thống cung cấp vật liệu
Có 2 dạng : Dạng tờ rời và dạng cuộn. Phải đảm bảo các yêu cầu sau
• Cung cấp vật liệu ổn định trong suốt quá trình in.
• Có khả năng cung cấp thêm vật liệu mà không cần dừng máy
• Sử dụng được cho nhiều loại vật liệu khác nhau

http://i1267.photobucket.com/albums/jj546/intonghop/h9.jpg

Hình 1.10 : Máy in Offset cuộn



Cấu trúc của hệ thống này khác nhau tùy thuộc vào : máy in cuộn hay máy in tờ rời, vật liệu in là giấy hay các vật liệu khác. Với mỗi loại máy in nó có tính đặc thù khác nhau. Một yếu tố quan trọng để bảo đảm năng suất là nó phải cho phép khi thay đổi cuộn (với máy in cuộn) hay thay đổi bàn giấy (với máy in tờ rời) mà máy in không được dừng. Hầu hết việc cung cấp thêm vật liệu cho máy in đều ở dạng liên tục (non-stop) ngay cả khi máy in hoạt động ở tốc độ cao.
4.2 Hệ thống In
Một hệ thống in tiêu biểu là cấu thành của các bộ phận sau : Cấp mực ổn định và liên tục, bộ phận in đảm bảo truyền mực tốt nhất mà không làm hỏng vật kiệu in, bộ phận cấp ẩm (chỉ có ở in Offset)
Đây là bộ phận chính để truyền hình ảnh lên vật liệu in. Bao gồm :
• Cố định bản in
• Cung cấp mực
• Tạo áp lực để truyền mực
Đây là bộ phận ảnh hưởng lớn đến chất lượng in vì nó trực tiếp truyền mực vào vật liệu in. Việc truyền mực phụ thuộc vào áp lực in vì thế đây là nơi đòi hỏi có tính chính xác cao nhưng cũng có thể điều chỉnh dễ dàng tương ứng với từng loại Vật liêu in Bộ phận này gồm hệ thống cấp mực đảm bảo cấp mực đều, ổn định và giữ cân bằng về tính chất của mực trong suốt quá trình in. Nó cũng cho phép điều chỉnh lượng mực cung cấp tùy theo sự cần thiết của bản in.
Một yếu tố quan trọng khác là nó phải cố định bản in , bảo đảm các điều kiện truyền mực và các yếu tố khác (tiếp xúc với dao gạt, hệ thống làm ẩm) ở trạng thái bền vững trong suốt quá trình in. mặt khác nó cũng được thiết kế để có thể thay bản in một cách nhanh chóng và dễ dàng khi thay đổi sản phẩm in.
http://i1267.photobucket.com/albums/jj546/intonghop/h10.jpg

 

Hình 1.11 : Đơn vị in ống đồng
 

4.3 Hệ thống sấy
Dùng nhiệt độ để làm dung môi trong mực bay hơi hoặc kích thích mực tạo phản ứng Oxy hóa. Tao màng trên bề mặt vật liệu. Rất cần thiết với máy in bao bì
Với mỗi PP in có các loại máy in tương ứng do đó cũng cần có hệ thống làm khô thích hợp. Hệ thống này còn được thiết kế để phù hợp với loại mực in tương ứng. Các dạng làm khô thông dụng là Dùng đèn UV, IR, dùng không khí nóng, chùm tia điện tử, phun bột …..
Với in Ống đồng có tốc độ in cao và mực in loãng vì thế sau mỗi đơn vị in đều có một hệ thống sấy sử dụng luồng khí nóng để làm bay hơi dung môi trong mực. Tương tự như vậy là các máy in Flexo cũng được làm khô bằng khí nóng, nếu mực in là mực UV thì sau mỗi đơn vị in là hệ thống sấy bằng đèn chiếu tia UV
http://i1267.photobucket.com/albums/jj546/intonghop/h11.jpg

Hình 1.12 : Hệ thống sấy trong in Offset

Ngược lại, in Offset có mực đặc hơn thì hệ thống sấy khô được đặt sau đơn vị in cuối cùng. Hệ thống làm khô dùng UV hay IR tùy theo sản phẩm và mực in. Ngoài ra in Offset cũng có thể đặt hệ thống sấy sau mỗi đơn vị in nếu in mực UV. Trong khi in lụa với lớp mực in dày thì được làm khô bằng cách phơi trong nhiệt độ bình thường nếu sử dụng mực in thông thường. Một số máy in lụa được thiết kế thêm hệ thống sấy UV
Làm khô là một yếu tố quan trọng trong Quá trình in, nó tùy thuộc vào loại mực in và thiết kế của máy in cũng như sản phẩm cần in
4.4 Hệ thống vận chuyển và nhận vật liẹu in
Phụ thuộc loại máy tờ rời hay cuộn
• Với máy in tờ rời nó sẽ nhận lại dạng tờ rời như ở đầu vào
• Với máy in dạng cuộn nó có thể thu về theo dạng cuộn, tờ rời, chia thành những cuộn nhỏ, sản phẩm đã cân bế hoặc gấp, đóng cuốn…
Cấu tạo của bộ phận này hoàn toàn phụ thuộc vào dạng máy in cuộn hay tờ rời. Với máy in cuộn vật liệu là một băng dài đi xuyên suốt qua các đơn vị in - sấy - đầu ra bằng hệ thống các lô dẫn. Động lực để kéo băng vật liệu đi nhờ sự tiếp xúc tại vùng ép in và các lô dẫn có gắn thêm moto động lực.
http://i1267.photobucket.com/albums/jj546/intonghop/h12.jpg
Hình 1.13 : Máy in cuộn với hệ thống vận chuyển giấy trực tiếp giữa các đơn vị in. cùng hệ thống ra sản phẩm đa dạng

http://i1267.photobucket.com/albums/jj546/intonghop/h13.jpg

Hình 1.14 : Vận chuyển giấy giữa các đơn vị in tờ rời bằng ống trung chuyển và hệ thống nhíp bắt


Trong khi các dạng tờ rời, vật liệu đuợc dẫn xuyên suốt máy nhờ các trục trung chuyển có gắn các “nhíp” đễ giữ giấy, khi nhận giấy các nhíp này kẹp chặt lại, khi truyền giấy qua Ống kế tiếp nó mở ra để nhíp của ống sau nhận và chuyển giấy đi. Các hoạt động này phải rất chính xác và đồng bộ.
5. ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ CÔNG NGHỆ
Mỗi phương pháp in đều có những đặc trưng riêng về thiết bị in, quy trình in cũng như các yếu tố phù hợp với những lĩnh vực sản phẩm riêng. Tuy nhiên dù là phương pháp in nào cũng có những đặc điểm chung về công nghệ như vật liệu in, chế tạo khuôn…Vì thế nắm rõ các điểm chung này cho phép chúng ta có cái nhìn tổng thể hơn của quá trình in
5.1 Nguyên vật liệu
Phương pháp in nào cũng sử dụng các vật liệu in phổ biến như
· Giấy
· Màng Plastic
· Màng Kim loại
Tuy nhiên mỗi phương pháp in cũng sử dụng cho những loại vật liệu riêng biệt. Tính chất của nguyên vật liệu có mối liên hệ hữu cơ với loại mực in và do đó nó phụ thuộc vào thiết bị in. Với các loại màng mỏng (màng Plastic, kim loại) và ở dạng cuộn thường sử dụng cho in Ống đồng và Flexo. Dạng vật liêu giấy tờ rời phần lớn sử dụng cho máy in Offset tờ rời. Các vật liệu nặng như thiếc hay nhựa tấm cho các máy in chuyên dụng. In lưới in được hầu hết trên các loại vật liệu và hình dạng bế mặt đây là ưu điểm của PP in này.
Giấy là vật liệu sử dụng được cho tất cả các phương pháp in cũng như đáp ứng được hầu hết các tiêu chuẩn về in và bao bì.
5.2 Hình thức chuyển tải hình ảnh
Tất cả các PP in đều có một phương cách chung đó là
· Cấp mực cho khuôn in đồng đều
· Tách phần tử in và phần tử không in
· Truyền mực ở phần tử in trên khuôn (bản in) qua vật liệu in bằng cách trực tiếp hay qua vật trung gian.
· Mực in được làm khô bằng vật lý hay hóa học bám vào vật liệu in như một hình thức lưu giữ thông tin
Yếu tố quan trọng đối với tất cả các phương pháp in là tách biệt phần tử in và phần tử không in, truyền mực và tái hiện phần tử in trên vật liệu in. Các hình thức in khác nhau sẽ có những thiết bị phù hợp để đảm bảo các yếu tố trên.
5.3 Chế tạo khuôn in
Với các kỹ thuật in truyền thống cần có một bản in cụ thể, còn với các phương pháp in NIP không cần thiết phải có bản in. Tuy nhiên thì dù là phương pháp in nào cũng cần phải qua công đoạn xử lý thông tin giống nhau từ bài mẫu đưa vào đến khi bình trang, chỉ từ đây trở đi thông tin cần phải biến chuyển phù hợp với phương pháp in. Quy trình chung như sau :
http://i1267.photobucket.com/albums/jj546/intonghop/h14.jpg
Hình 1.15 : Sơ đồ quy trình in
Từ sơ đồ cho thấy rằng dù sử dụng bất cứ phương pháp in nào đi nữa thì từ thông tin ban đầu (bài mẫu) quy trình xử lý cũng giống nhau, khi đã được chuẩn hóa và đưa đến phương pháp in cụ thể thì quá trình này được chia thành hai dạng : trực tiếp và gián tiếp
· Dạng trực tiếp (NIP) : Thông tin đã được xử lý đưa đền thẳng hệ thống in, được diễn dịch theo thiết bị in và dữ liệu này cho phép điều khiển hệ thống in (như in Laser hay in phun). Một hình thức khác sử dụng dạng dữ liệu số truyền trực tiếp đến máy là in Offset khô, trong đó bản in Silicone ở dạng tròn được ghi dữ liệu bằng tia laser, khi in nó nhận mực và truyền xuống giấy. Các dạng in này cho phép in nhiều bản in có nội dung thay đổi liên tục
· Dạng gián tiếp (Các PP in truyền thống) : Bắt buộc phải sử dụng bản in, mà chúng ta gọi là bản in Offset, Ống đồng , Flexo…Để tạo ra các bản này có hai cách. Phương thức phổ biến và lâu đời là xuất qua phim (theo yêu cầu của từng PP in) sau đó truyền qua bản in bằng phương pháp quang hóa. Cách thứ hai là sử dụng công nghệ ghi bản trực tiếp, dữ liệu từ máy tính đưa ra sẽ điều khiển đầu khắc (khắc bản cơ khí) hay đầu ghi laser (ghi bản Offset) để đưa thông tin lên bản.
Như vậy, rõ ràng là dù chúng ta cần in bất kỳ sản phẩm nào với phương pháp in được chọn lựa thì các công đoạn đầu vào đều nhất thiết phải thực hiện như nhau và trong phương thức tạo khuôn in chúng ta cũng chỉ tạo khuôn in cho các kỹ thuật in truyền thống bằng một trong hai phương thức là ghi bản trực tiếp và quang hóa.
5.4 Khả năng phục chế hình ảnh
Tất cả các phương pháp in đều có thể sử dụng để phục chế lại hình ảnh. Tuy nhiên hình thức của mỗi phương pháp in lại khác nhau vì thế khả năng tái hiện lại tầng thứ cũng rất khác nhau. Vì vậy để tận dụng ưu điểm của tất cả các PP in xu hướng hiện nay là kết hợp nhiều công nghệ trên cùng một máy in.
Mỗi PP in đều có ưu thế riêng của mình và được sử dụng sao cho tốt nhất trong việc phục chế hình ảnh. PP in lưới có ưu thế cho lớp mực in rất dày phù hợp cho in phủ bề mặt, độ dày màng mực phù hợp cho các sản phẩm in ngoài trời, nhưng lại hạn chế trong việc in các hình ảnh có tầng thứ do giới hạn về độ phân giải của lưới in.
In Offset cho phép in các hình ảnh với độ phân giải cao với lớp mực mỏng nên được sử dụng rộng rãi để in các ấn phẩm cao cấp. In Flexo do giới hạn của PP in cao và bản in mềm nên được ưa chuộng cho sản phẩm bao bì. In ống đồng cho phép phục chế tầng thứ rất tốt nhưng lại hạn chế do giá thành cao và phải in với số lương lớn. Tuy nhiên với sự phát triển Công nghệ hiện nay các PP in đều có khả năng in các sản phẩm có chất lượng cao, yếu tố lực chọn cần phải cân nhắc đến giá thành.
Với sự phát triển vượt bậc của bao bì trong tương lai cũng như nhằm đáp ứng sự tăng trưởng của các sản phẩm cao cấp, cùng với sự phát triển của công nghệ. Các PP in không còn là sự tách biệt nữa mà nó được tích hợp chung lại để tận dụng tất cả các ưư điểm của từng PP in.
Các công đoạn kết nối tiêu biểu như :
- Phủ keo trước và sau in.
- In Offset.
- In Ống đồng
- In Flexo.
- In Rotary screen (in lưới dạng cuộn)
- Ghép một hay nhiều lớp.
- Bế, cấn hộp, nhãn hàng.
- Chia cuộn, đục lổ.
- Ép nhũ nóng/ lạnh.
- Tạo vân.
http://i1267.photobucket.com/albums/jj546/intonghop/h15.jpg

Hình 1.16 :Kết hợp nhiều phương pháp in trên máy một máy in

Một hệ thống in có thể là sự tích hợp của nhiều thành phần như In Offset, in flexo, in Ống đồng, in lưới và in NIP. Nó cho phép in các sản phẩm hình ảnh thông thường kết hợp với tráng phủ từng phần hay toàn phần, in mã vạch, số nhảy… cho phép nhiều lựa chọn rất đa dạng.

( Chương 2 )

1. CẤU TRÚC CHUNG

Máy in đóng một vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất in. Trong quá trình in chúng truyền mực cho vật liệu in hay giấy in tại nơi mà thông tin là chữ và hình ảnh cần được tái tạo. Trong những kỹ thuật in truyền thống sự tách biệt có thể nhận biết rõ ràng giữa phần tử in và phần tử không in trên khuôn in (bản in), được tạo ra bằng các phương pháp phù hợp với kỹ thuật in tương ứng.
Vì vậy đối với quá trình in này (các KT in truyền thống) thông tin là chữ và hình ảnh được lưu trên bản in sẽ không thay đổi được, những bản này sẽ được lắp lên máy in tại mỗi đơn vị in phù hợp với mỗi ấn phẩm nhất định.
Với các phương pháp in truyền thống, phải có sự tiếp xúc hay áp lực (trong vùng ép in) để truyền mực từ bản in sang giấy hay các loại vật liệu in khác. Ap lực để truyền mực (có giá trị tham khảo) trong từng phương pháp in cụ thể là:
- Đối với in Typo :5-15Mpa
- Đối với in Flexo:0.1-0.5Mpa
- Đối với in Offset :0.8-2Mpa
- Đối với in ống đồng :1.5-5Mpa

(1pa =1n/m2)
Hình 2.1 cho thấy ba phương thức chính để truyền mực lên vật liệu trong các máy in truyền thống. Áp lực trong máy in được tạo ra ở vùng ép in là nơi mà hai bề mặt ép vào nhau, giữa vật liệu in và bản in đã được phủ mực. Kỹ thuật phát triển tạo bước tiến từ bàn ép dạng phẳng sang dạng trục và từ bản in phẳng sang bản in trục.
Ở phương pháp in phẳng ép phẳng (hình 2.1 a) một bàn ép tịnh tiến lên xuống ép giấy vào bản in nằm ở phía dưới. Nguyên tắc này được sử dụng trong các máy in Gutenberg và sau này trong các máy in dạng phẳng. Hiện nay nó vẫn được sử dụng trong các máy bế và các máy dập chìm nổi dạng đứng .
Phương pháp in ống ép phẳng (hình 2.1.b) Ống ép in quay còn Bản in dịch chuyển qua lại, bản in vẫn ở dạng phẳng. Do sử dụng trục quay nên các máy in dạng này còn được xem như là “máy in ống tự động”. Những máy dạng này có tốc độ cao hơn những máy in dạng phẳng – phẳng. Phương pháp này hiện nay vẫn được sử dụng trong các máy cắt, bế, dập chìm nổi và các thiết bị in thử.
Cùng với sự phát triển đó máy in với Bản in dạng Ống và Ống ép dạng tròn đã làm cho tốc độ cao rất nhiều so với các dạng máy in trên. Những máy in dạng này được gọi là máy in rotary (Hình 2.1 c).

http://i1267.photobucket.com/albums/jj546/intonghop/h1a.jpg
Hình 2.1: Ba phương thức để truyền mực in

Do yêu cầu phải in trên cả vật liệu dạng tờ rời và dạng cuộn, nên cả máy in tờ rời và máy in cuộn đều được phát triển. Trong các máy in dạng rotary, đòi hỏi phải có sự linh hoạt trong tất cả các quá trình in, nên một trong hai ống phải có một ống mềm và một ống cứng, để bổ sung cho sự dày mỏng khác nhau của bản in cũng như chuyển động lệch tâm của các trục, một lớp lót được thêm vào Ống ép in tạo ra sự đàn hồi khi in, do đó có thể in được trên những giấy in có bề mặt thô. Hình dạng các lớp lót ở hình 2.2
Trong dạng máy in Typô (letterpress) ống ép in được bọc bằng nhiều lớp giấy và carton, có độ dày từ 1.25-1.75 mm để bổ sung cho sự không bằng phẳng của bản in.
Trong in Flexo bản in bằng photopolyme hoặc cao su nên rất mềm, do đó có thể bị biến dạng, gần đây nhờ kỹ thuật phát triển nên có thể làm được những bản cứng hơn và mỏng hơn (nhỏ hơn 1 mm), được dán lên ống bản, dưới đó một lớp lót mỏng chịu nén.
Với kỹ thuật in Offset ống cao su được gắn vào giữa ống bản và ống ép in. lớp cao su có tính chịu nén, làm tăng tính linh hoạt khi in các vật liệu có độ mỏng, dày khác nhau.
Còn trong in Ống đồng, ống ép in được bọc bên ngoài một lớp cao su dày nhờ đó giấy có thể hút mực từ các lỗ chứa mực trên Trục in.
http://i1267.photobucket.com/albums/jj546/intonghop/h2-1.jpg
Hình 2.2: Bọc ống ở các phương pháp in

Các loại máy kể trên được gọi là nhóm máy in processing (in theo những quy trình định sẵn). Hình 2.3 thể hiện cấu trúc chức năng chung máy. Các máy này phải có các chức năng chung như sau:
• Xử lý vật liệu (Cấp mực, in ,dẫn truyền vật liệu)
• Truyền động lực (động cơ và các bộ phận truyền động)
• Hệ thống điều khiển (thiết bị dò tìm, thiết bị khởi động và điều khiển ).
• Bộ phận hỗ trợ và bảo vệ (khung, vòng gờ, hệ thống canh chỉnh và bảo vệ).
Tất cả những bộ phận trên ngoại trừ bộ phận đầu tiên đảm bảo chức năng vận động như điều khiển mực giấy, vecni và những vật liệu khác. Thiết bị nhập dữ liệu trực tiếp qua màn hình đã nâng cao khả năng thu nhận các dữ liệu một cách dễ dàng bằng: chữ, hình ảnh và thông tin bằng hình (thể hiện trên monitor)
Một máy in nói chung bao gồm những bộ phận sau:
• Thiết bị cung cấp vật liệu in :
- Bộ phận tách tờ rời từ chồng giấy. (tờ rời)
- Trục đỡ cuộn giấy ở đầu xả giấy. (in cuộn)
• Thiết bị vận chuyển vật liệu:
- Bộ phận canh chỉnh, gia tốc và truyền giấy cho máy in tờ rời.
- Thiết bị dẫn giấy vào và những cuộn chờ đối với máy in cuộn.
• Thiết bị đo lường, ổn định trong việc cung cấp vật liệu:
- Đơn vị cung cấp mực.
- Hệ thống cấp ẩm.
- Hệ thống tráng phủ vec-ni.
• Thiết bị vận chuyển vật liệu tráng phủ:
- Các đơn vị in.
- Các đơn vị tráng phủ.
• Hệ thống làm khô :
- Làm khô cho mực in
- Làm khô cho tráng phủ
• Thiết bị thành phẩm:
- Hệ thống gấp cho in cuộn.
- Bộ phận cấn bế đối cho máy in tờ rời.
- Bộ phận cắt thành tờ rời hoăc chia thành những cuộn nhỏ.
• Thiết bị trữ giấy in rồi:
- Đơn vị nhận và dẫn ra (sắp xếp tờ rời thành chồng)
- Đơn vị thu lại cuộn.
- Đơn vị thu các sản phẩm được bế dạng cuộn (decal)
Cấu hình của một đơn vị in gồm:
• Trục ống in (nhận mực và truyền mực đến Vật liệu)
• Đơn vị cấp mực.
• Hệ thống làm ẩm (chỉ có ở in Offset)
• Thiết bị vệ sinh máy (rửa máy, lau Cao su…)
http://i1267.photobucket.com/albums/jj546/intonghop/h3-1.jpg
Hình 2.3: Các chức năng của máy in truyền thống

Khổ in lớn nhất phụ thuộc vào kích thước của ống bản, các máy in cuộn và tờ rời cho phép in những cuộn có khổ nhỏ. Các máy in tờ rời có thể sử dụng khổ giấy in nhỏ hơn so với chu vi ống bản.
Các máy in cuộn có khổ in cố định phù hợp với chu vi của ống bản, và chỉ có thể thay đổi khổ in khi thay đổi đường kính của ống bản. Có thể thay đổi khổ in trong in Ống đồng và Flexo được bằng cách thay đổi Ống bản, nhưng không thể thay đổi khổ bản in trong in Offset và Letterpress. Thuật ngữ máy in có khổ (bản) in cố định và khổ in thay đổi được là đề cập tới chiều dài in (chiều chu vi) chứ không phải chiều rộng khổ in.
Máy in nhiều màu : Cấu trúc của các trục ống như trong hình 2.2 chỉ cho phép in một màu mực lên vật liệu, máy in nhiều màu đòi hỏi phải có nhiều đơn vị in trên một máy. Để in được cùng lúc trên hai mặt giấy những đơn vị in dạng cao su- cao su thường được sử dụng trong máy in cuộn, trong khi đó những máy in tờ rời thì phải có thiết bị đảo trở.
Máy in tờ rời
Hình 2.4 a một chồng giấy được đặt trên bàn cấp giấy và được nâng lên dần khi những tờ ở trên cùng được đưa vào bàn nạp nhờ bộ phận tách tờ. Nhíp trao giấy bắt lấy tờ trên cùng sau khi đã được định vị bởi tay kê đầu và tay kê hông, được gia tốc bằng với chu kỳ quay của Ống bản và truyền tờ giấy qua nhíp của Ống truyền. Tờ in lần lượt qua Ống ép đơn vị in đầu tiên, qua ống truyền, ống trung gian, ống đảo trở, tiếp đến Ống ép in thứ hai nhờ hệ thống nhíp bắt tại các ống. Điều này đảm bảo việc chồng màu được chính xác trên từng cụm đơn vị in.
Máy in Offset hai đơn vị in gồm có Ống Cao su, Ống Bản và Ống ép in, bản in gắn trên Ống Bản được làm ẩm bởi đơn vị cấp ẩm và chà mực bởi các lô chà mực. Nhíp của Ống ép in ở đơn vị in cuối cùng đưa tờ giấy đã in đến nhíp hệ thống xích vô tận (nhíp truyền) nhận giấy và đưa đến bàn của đơn vị ra giấy. Nhíp thả tờ giấy đang chuyển động có hướng xuống, nó được giảm tốc và được thổi ép xuống bởi các ống thổi khí và rơi lên bàn ra giấy thành chồng ngay ngắn.
http://i1267.photobucket.com/albums/jj546/intonghop/h4-1.jpg

Hình 2.4: Sơ đồ máy máy in tờ rời và máy in cuộn
Máy in cuộn
Tuỳ thuộc vào cách dùng có:
• Máy in thương mại
• Máy in báo (in ấn phẩm)
• Máy in bao bì
Máy in thương mại được minh hoạ ở hình 2.4 b bao gồm hai cuộn giấy được xếp ở bộ phận trữ giấy có thiết bị thay cuộn tự động mà không cần ngừng máy. Đơn vị vào giấy xả cuộn từ từ cho tới khi lực căng giấy ổn định, ngay ngắn trươc khi đi vào đơn vị in. Máy in thương mại thường có đường đi của cuộn (vật liệu in) dạng nằm ngang.Ví du, máy in cuộn in hai mặt bốn màu bởi bốn đơn vị in Cao su- Cao su, đơn vị cấp mực và làm ẩm của máy in Offset cuộn không được thể hiện ở đây. Để tránh làm trầy lớp mực mới in khi gấp, cuộn giấy đi qua đơn vị sấy khô làm cho lớp mực mới in đông cứng lại.
Các lô làm lạnh làm giảm nhiệt độ của giấy sau khi được sấy (khoảng 1300 C) và điều chỉnh lại sức căng của cuộn trước khi đưa vào đầu gấp. Cuộn có thể được cắt theo chiều dọc cuộn ở phần trên của tháp gấp và mỗi phần được dẫn đi bằng các thanh truyền riêng. Trong đầu gấp, Cuộn có thể được gấp vuông góc hoặc dán keo nếu cần thiết, hoặc gấp nhiều vạch hơn theo yêu cầu thành phẩm. Trong máy in báo, giấy vào đầu gấp trực tiếp theo thẳng đứng với nhiều băng giấy được cắt, gấp trong cùng một lúc.
Máy in Flexo nhiều trục (nhiều màu) được gọi là máy in bao bì. Đơn vị cấp giấy đầu tiên kéo xả cuộn đã được định vị và giảm tốc ở cuộn chờ. Đơn vị cấp giấy thứ hai quyết định sức căng của cuộn cho bốn đơn vị in. Đơn vị in Flexo sử dụng Ống ép in cứng, trục ống Bản in mềm và đơn vị cấp mực. Cuộn được in trên một mặt được dẫn qua bộ phận sấy trước khi được quấn vào cuộn thu.

 

(st)

 

 

 

Mẫu in nổi bật

CÔNG TY TNHH IN ĐỨC MẠNH
Địa chỉ: 311 Đường Giáp Bát, Q. Hoàng Mai, Hà Nội
Tel: 0243.6629210 | 024 6260 0406 
Mobile: 0976.814.903 | 0932.262.264
Email: ducmanhprint@gmail.com
Liên kết