Nghệ đen là tên gọi của vị thuốc “nga truật”. Trong dân gian tùy từng địa phương, nghệ đen còn được gọi theo nhiều tên khác nhau như nghệ tím, ngải tím, ngải xanh, nghệ đăm.
Theo y học cổ truyền, nghệ đen vị cay, đắng, tính ôn, vào kinh can, có tác dụng hành khí, phá huyết, thông kinh, tiêu tích, hóa thực. Nó thường được dùng chữa đau bụng, ăn không tiêu, đầy hơi, bế kinh, tích huyết, hành kinh không thông, nhiều máu cục (huyết khối). Liều dùng 3-6 g dưới dạng sắc uống hoặc tán bột.
Dưới đây là một số bài thuốc thông dụng:
Nghệ đen và ích mẫu mỗi thứ 15 g. Sắc uống ngày một thang. Chữa huyết ứ, hành kinh không thông, có nhiều huyết khối; bế kinh, máu ra kéo dài, đen, đông thành khối nhỏ. Người bệnh thường kèm theo đau bụng trước khi thấy kinh.
Nghệ đen 4 g, muối ăn 3 hạt, đun với sữa cho sôi chừng 5 phút, hòa tan tý chút ngưu hoàng (lượng bằng hạt gạo), chia uống nhiều lần trong ngày. Dùng chữa chứng nôn ở trẻ đang bú.
Nghệ đen 6 g, hạt muồng trâu 4 g. Sắc uống ngày 1 thang. Chữa cam tích, trẻ biếng ăn, suy dinh dưỡng, đại tiện phân thối khẳn.
Nghệ đen 160 g, cốc nha 20 g, khiên ngưu (sao) 40 g, hạt cau 40 g, đăng tâm (bấc lùng) 16 g, nam mộc hương 16 g, thanh bì 20 g, thanh mộc hương 20 g; củ gấu 160 g, tam lăng 160 g, đinh hương 16 g. Tất cả các vị tán thành bột mịn, hoàn thành viên. Ngày uống 8 đến 12 g với nước sắc gừng (nướng chín). Dùng chữa chứng ăn kém, chậm tiêu, đầy hơi, mệt mỏi, lạnh bụng, đại tiện phân sống, nấm mạn tính đường ruột.
Nghệ đen, bạch chỉ, hồi hương, cam thảo, đương quy, thục địa, bạch thược, xuyên khung mỗi vị 40 g. Tất cả các vị tán bột, hoàn thành viên. Liều dùng: uống 8 đến 12 g. Tác dụng: Bổ khí, dưỡng huyết, trị nhiều bệnh về khí huyết. Đây là bài thuốc bổ dùng chữa nhiều bệnh thuộc phạm vi chứng suy nhược, tiêu hóa hấp thu kém, thể trạng xanh xao, thiếu máu, dễ cảm vặt... mà “Trung Quốc bách khoa đại từ điển” gọi là chữa bách bệnh (liệt kê 33 chứng bệnh khác nhau). Kinh nghiệm trên thực tế cho thấy nếu bài thuốc được làm thành thang sắc uống thì hiệu quả kém hẳn. Có thể việc sắc đã làm thay đổi tính chất bài thuốc, đặc biệt là một số vị thuốc chứa tinh dầu như bạch chỉ, hồi hương...
Chất liệu: Couché 300 cán mờ 2 mặt
Giá: Liên hệ
Chất liệu: màng kim loại
Giá: Liên hệ
Chất liệu: Giấy Offset 250
Giá: Liên hệ
Chất liệu: Giấy C 300
Giá: Liên hệ
Chất liệu: Giấy C 300
Giá: Liên hệ
Chất liệu: Giấy C 300 cán mờ 2 mặt chống nước
Giá: Liên hệ
Chất liệu:
Giá: Liên hệ